Xu hướng sử dụng bàn làm việc gỗ MDF cho văn phòng hiện đại
Lựa chọn bàn làm việc gỗ MDF cho văn phòng là sự lựa chọn tối ưu của nhiều doanh nghiệp. Bởi chúng không chỉ có chất lượng cao mà kiểu dáng còn hiện đại, thời thượng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc về độ bền của bàn làm việc gỗ MDF. Có nên mua bàn làm việc chất liệu gỗ MDF không? Bên cạnh đó, còn bật mí cách sử dụng bảo quản bàn làm việc gỗ công nghiệp MDF luôn bền đẹp với thời gian. Để hiểu rõ, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
>>> Quý khách có thể tham khảo một số mẫu bàn làm việc gỗ MDF tại: Bàn làm việc Hòa Phát
Gỗ MDF là gì?
MDF (Medium Density Fiberboard) dịch nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Đây là gỗ ván ép sợi công nghiệp có thành phần chủ yếu là những sợi gỗ nhỏ trộn với các loại phụ gia như keo, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ, Parafin,.…
Các thành phần chính để chế tạo nên những tấm gỗ MDF hoàn chỉnh gồm:
- Sợi gỗ tự nhiên (75 – 80%) là gỗ của các loại cây rừng như keo, cao su, bạch đàn,… cành, nhánh hoặc thân gỗ tự nhiên.
- Keo kết dính chuyên dụng 10 – 15%
- Nước chiếm khoảng 5 – 10%
- Chất phụ gia chỉ khoảng 1% (chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ chống mối mọt, Parafin…)
Kích thước và các loại gỗ MDF đóng bàn làm việc
Kích thước tấm gỗ MDF phổ biến là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm). Những đơn vị nội thất cũng như khách hàng có nhiều sự lựa chọn về độ dày từ 12, 15, 16, 17, 18, 20, 21 (mm).
Gỗ MDF thường được dùng trong sản xuất nội thất văn phòng, nội thất gia đình: Bàn làm việc văn phòng, bàn ăn, kệ tivi, tủ đồ…Các sản phẩm đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Dựa vào đặc tính, thành phần cấu tạo của gỗ, chúng ta có thể phân loại gỗ ép công nghiệp MDF thành 3 loại như sau:
Gỗ MDF thường
Đây là loại gỗ phổ biến khi thiết kế thi công nội thất vì có giá thành rẻ, thời gian thi công nhanh. Loại ván gỗ này chống ẩm không cao, dể bị phồng nếu để để ở nơi có độ ẩm cao, gần môi trường nước.
Gỗ MDF chống ẩm
Ván ép thường có phần lõi màu xanh dễ nhận biết thường được nhập từ Thái Lan, Malaysia. Loại MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm tuyệt vời, chống nước tốt. Gỗ MDF chống ẩm thường được sử dụng làm bàn trường phòng hoặc bàn giám đốc.
Gỗ ván MDF chống cháy
Loại gỗ này có màu đỏ, khả năng chống cháy cực tốt nên cũng thường xuyên được sử dụng ở văn phòng…
Ưu nhược điểm của bàn làm việc gỗ MDF
Rất nhiều chủ doanh nghiệp phân vân không biết có nên chọn mẫu bàn làm việc gỗ MDF không? Việc phân tích ưu nhược điểm của bàn gỗ MDF có lẽ sẽ giúp bạn phần nào đưa ra được quyết định của mình.
Ưu điểm của bàn làm việc gỗ MDF
Độ bền của gỗ MDF cũng không hề kém cạnh gì bàn gỗ tự nhiên. Sau đây là vài ưu điểm:
- Không bị cong vênh, co ngót.
- Kháng sâu mọt tốt.
- Thích hợp với nền khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.
Tấm MDF với bề mặt vô cùng nhẵn mịn, bằng phẳng dễ dàng thị công. Đây chính là điều kiện tốt để kết hợp với tấm phủ bề mặt nhằm đa dạng hóa thẩm mĩ cho sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng Việt Nam.
Gỗ MDF có thể kết hợp với mọi loại bề mặt gỗ công nghiệp
- MDF phủ veneer óc chó, veneer sồi, xoan đào,…. với màu sắc giản dị, đường vân tinh tế.
- MDF phủ melamine, laminate đa dạng sự lựa chọn về màu sắc. Từ các màu giả vân gỗ, vân giả đá, ánh kim cho đến các màu đơn sắc.
- MDF phủ Acrylic mang tới vẻ đẹp bóng bẩy, hiện đại.
- Ván MDF phủ sơn bệt bền bỉ.
Gỗ MDF dễ thi công, dễ dàng đáp ứng mọi phong cách thiết kế. Tại nội thất Hòa Phát, chúng tôi có nhiều mẫu bàn làm việc với phong cách khác nhau. Từ hiện đại cho đến tân cổ điển với chất liệu chính là gỗ MDF. Những sản phẩm bàn làm việc gỗ công nghiệp không chỉ bền đẹp mà còn có giá thành rẻ hơn so với bàn gỗ tự nhiên.
Nhược điểm của bàn làm việc gỗ MDF
Dù rằng bàn gỗ MDF có độ cứng hoàn hảo nhưng độ dẻo dai không thể bằng với gỗ thịt. Vì thế, khả năng gia công tạo hình cũng hạn chế hơn.
Độ dày của ván gỗ MDF có giới hạn nên khi thiết kế các mẫu bàn làm việc hay nội thất đòi hỏi độ dày cao. Vì thế, phải ghép nhiều tấm gỗ với nhau.
Cách sử dụng và bảo quản bàn MDF lâu bền
Những sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp thường không bền trong môi trường ẩm thấp. Vì thế, khi chọn bàn gỗ MDF, bạn nên đảm bảo không gian setup luôn khô ráo, thoáng đãng. Bạn có thể sử dụng máy hút ẩm để duy trì độ ẩm hợp lý, giúp cho văn phòng luôn sạch sẽ, tránh ẩm mốc.
Hãy lau chùi sản phẩm để tránh bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Bạn có thể dùng khăn sạch để loại bỏ bụi bẩn. Tuy nhiên nên sử dụng khăn mềm để tránh trầy xước mặt bàn. Có thể dùng khăn ẩm nhưng tuyệt đối không nên sử dụng khăn ướt. Sau khi sử dụng một thời gian, bạn có thể áp dụng một số mẹo để đánh bóng nội thất gỗ trả sản phẩm như mới.
Bạn có thể tham khảo bài viết những bí quyết vệ sinh bàn làm việc văn phòng để biết được cách thức vệ sinh bảo quản bàn gỗ công nghiệp đúng cách giúp tăng độ bền cho bàn
Khi vệ sinh đồ gỗ, tránh dùng nước mà hãy sử dụng nước lau chuyên dụng. Nước nếu không may ngấm vào kẽ hở của sản phẩm sẽ khiến bàn làm việc bong tróc, ảnh hưởng đến thẩm mĩ và tuổi thọ của bàn làm việc gỗ MDF.
5 mẫu bàn làm việc gỗ công nghiệp MDF thương hiệu Hòa Phát
1. Bàn HP160
- Kích thước: 1600x800x750
- Giá tham khảo: 1.070.000đ
2. Bàn AT120S
- Kích thước: 1200x600x750
- Giá tham khảo: 748.000đ
3. Bàn họp Hòa Phát SVH2412CN
- Kích thước: 2400x12000x750
- Giá tham khảo: 2.085.000đ
4. Bàn giám đốc NTP1890T1
- Kích thước: 1800x900x760
- Giá tham khảo: 4.050.000đ
5. Bàn giám đốc NTP1880
- Kích thước: 1800x1600x760
- Giá tham khảo: 4.030.000đ