Tủ tài liệu đa dạng về chất liệu phủ và tông màu
Tủ tài liệu văn phòng có rất nhiều màu sắc. Khi phân theo chất liệu, màu sắc thì thường có 2 tông màu chính là màu vân gỗ dành cho tủ tài liệu gỗ và màu ghi xám dành cho mẫu tủ sắt. Cách phân chia này là cách phân chia tổng quát. Cụ thể hơn, màu vân gỗ sẽ chia ra từ chất liệu phủ khác nhau trên bề mặt vân gỗ.
Những chất liệu phủ phổ biến trên mẫu tủ tài liệu văn phòng
Tương tự như bàn làm việc, chúng ta sẽ có các mẫu tủ tài liệu với các màu vân gỗ từ các bề mặt:
- Bề mặt Melamine
- Bề mặt Laminate
- Bề mặt Veneer
- Màu vân gỗ sau khi được sơn bóng bằng sơn PU
Hãy cùng Lufafami.com.vn đi vào từng gam màu cụ thể để có những lựa chọn phù hợp cho môi trường làm việc của mình.
Xem thêm: Bí quyết chọn tủ tài liệu văn phòng phù hợp với không gian
Tủ tài liệu phủ Melamine
Tủ gỗ công nghiệp phủ Melamine thường có sự đa dạng về màu sắc. Những tông màu chủ đạo dành cho tủ văn phòng thường là màu vàng vân gỗ. Thông thường là màu vàng đậm, vàng nhạt hoặc vàng bợt hoặc sự kết hợp với nhiều tông màu khác. Tuy nhiên, cũng có một số tông màu đặc trưng kèm thương hiệu. Bạn có thể bắt gặp những mẫu tủ tài liệu Hoà Phát chất liệu Melamine thường là vàng – xanh, ghi – chì, màu trắng hoặc màu cánh dán.
Tủ văn phòng Laminate
Với dòng tủ tài liệu văn phòng Laminate thường có những màu đặc trưng riêng và được sản xuất quy chuẩn ra những hệ màu cơ bản. Trong đó, màu vân gỗ là tông màu chủ đạo.
Màu vân gỗ, các tông màu được quy chuẩn là PO, MB, DC, BO, AP, WT, BK. Màu Laminate tiêu chuẩn thường được sử dụng cho bề mặt tiếp xúc như: Mặt bàn, mặt tủ hộc phụ gồm PO, MB, DC. Phối màu Vinyl dùng cho bề mặt hồi hậu, chân, yếm tủ, màu Vinyl ứng với nó là: PO, SG, BK.
Những mẫu màu theo tiêu chuẩn Hàn Quốc đại đa số thuộc dòng sản phẩm tủ tài liệu văn phòng Fami và nhiều thương hiệu khác như: 190, nội thất Hoà Phát. Ngoài màu vân gỗ, mẫu màu của Laminate còn có những tông màu trơn và màu kim loại. Tuy nhiên, những màu này thường ít sản xuất cho tủ tài liệu. Bởi lẽ, nó liên quan đến vấn đề thẩm mĩ, độ phù hợp của không gian và yếu tố phong thuỷ. Những màu này thường áp dụng có tủ bếp và một số đồ nội thất khác.
Tủ tài liệu gỗ Veneer
Gỗ Veneer được sản xuất từ việc sử dụng thân gỗ xẻ mỏng ra rồi dán MFC. Dán bao nhiêu màu lên thì ta được từng ấy màu. Màu sắc của tủ gỗ Veneer rất nhiều không hạn chế về mặt màu sắc. Đa số các dòng tủ gỗ Veneer của Hoà Phát đều có màu sắc nhân tạo khá giống với màu vân gỗ. Gỗ Veneer do được lấy từ nhiều thân cây nên ngoài sự đa dạng về màu sắc, loại này có thể được ghép vân tinh tế mang lại giá trị thẩm mĩ cao.
Nói đến đây, chắc bạn chưa thể hình dung ra được màu sắc của gỗ Veneer. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết theo cách sau đây:
Gỗ Veneer Cherry
Nếu tủ tài liệu làm bằng gỗ Veneer Chery thì loại này thường có màu vàng nhạt, nhất là ở phần dát gỗ. Phần tâm gỗ có màu nâu pha hoặc nâu pha xanh lá nhẹ. Gỗ có mùi thơm dịu nhưng không có vị gì đặc biệt. Gỗ Cherry Anh Đào có tỷ trọng trung bình, chắc và bền với kết cấu thô đồng nhất. Vân gỗ thường có sớ thẳng. Gỗ thường có màu đỏ sấm cứng, bền và có sớ gỗ chặt.
Gỗ Veneer White Oak QC
White Oak QC thường có màu nâu vàng nhạt. Có màu nâu trắng, dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm. Đa số White Oak có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Red Oak. White Oak có nhiều đốm hình hơn.
Người sử dụng thường dễ nhầm lẫn giữa tủ gỗ Veneer White Oak và tủ gỗ Veneer White Oak QC. Tuy nhiên, White Oak QC là loại gỗ có vân đẹp thường được dùng trong những sản phẩm nghệ thuật. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế nội thất. Mật độ gỗ và màu sắc của Veneer Read Oak có thể khác nhau, từ màu hồng sáng đến màu nhạt như hạt lúa mì. Đa số White Oak có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô và các tia gỗ dài hơn Red Oak.
Tủ tài liệu gỗ Veneer Walnut
Riêng với gỗ Veneer Walnut dao động từ màu nâu xám nhạt đến màu socola đồng thời ẩn một màu tím nâu sẫm. Còn với tủ gỗ Veneer teak, vân gỗ tự nhiên với bề mặt sáng.
Tủ gỗ văn phòng sơn PU
Sơn PU được quét trực tiếp trên bề mặt tủ tài liệu. Lớp sơn này nhằm mục đích bảo vệ, tạo sự sáng bóng, giữ màu gỗ không bị phai theo thời gian.
Tủ tài liệu gỗ sơn PU có độ bền màu cao, phù hợp với mọi chất liệu gỗ. Gỗ ít tiêu hao, tạo vân gỗ sống động làm tăng giá trị cho ngoại hình của gỗ. Sơn PU xuất hiện là một giải pháp thay thế cách đánh bóng Vẹc ni cho đồ gỗ lúc trước.
Tủ tài liệu sắt
Hầu hết những mẫu tủ tài liệu sắt ngày nay đều sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện. Màu sơn tĩnh điện thường xuất hiện ở những mẫu bàn chân sắt hoặc tủ sắt văn phòng. Nếu như những tông màu thường dùng cho bàn làm việc chân sắt thường là màu trắng, màu sữa hoặc màu ghi xám thì tủ tài liệu sắt văn phòng chỉ sử dụng duy nhất màu ghi xám. Mẫu màu này là đặc trưng cho dòng tủ Hoà Phát. Ngoài ra, tủ sắt Hoà Phát còn có thể sự lựa chọn về màu sắt hơn là màu xám xanh lục và xám đá.
Qua bài phân tích trên, bạn dự định sẽ chọn cho mình mẫu tủ tài liệu nào? Nếu bạn còn đang băn khoăn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thêm nhiều lời khuyên bổ ích hơn nhé!
>>> Tham khảo thêm những mẫu tủ sắt đẹp tại: Tủ sắt Hoà Phát