Các loại gỗ công nghiệp “tham gia” vào sản xuất nội thất

Các loại gỗ công nghiệp “tham gia” vào sản xuất nội thất

Hiện nay, tài nguyên rừng đang bị khai thác nghiêm trọng. Các loại gỗ công nghiệp ra đời như một bước tiến mới cho ngành sản xuất nội thất. Với một vật liệu có tính ứng dụng cao lại còn thân thiện với môi trường thì chẳng ai có thể chối từ.

Nội thất gỗ công nghiệp là “làn gió” mới trở thành xu hướng trong ngành nội thất hiện đại. Nó giúp chúng ta giải quyết được vấn nạn chặt phá khai thác rừng bừa bãi. Từ đó, bảo vệ được hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiện, bạn biết được những loại gỗ công nghiệp nào. Hãy cùng Lufafami.com.vn khám phá các loại gỗ công nghiệp “tham gia” vào sản xuất nội thất qua bài viết dưới đây.

Các loại gỗ công nghiệp sử dụng sản xuất nội thất

Rất nhiều loại gỗ công nghiệp được sử dụng để sản xuất nội thất, có thể kể đến như:

  • MFC
  • MDF
  • HDF
  • Plywood
  • Gỗ ghép thanh

Gỗ công nghiệp MFC

MFC có tên tiếng anh là Melamine Faced Chipboard. Chúng ta có thể gọi chúng là gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm phủ melamine. Đây là loại gỗ gồm 2 thành phần chính là lõi ván dăm và bề mặt melamine.

Gỗ MFC ván dăm
Gỗ MFC ván dăm

Ưu điểm của các loại gỗ công nghiệp: MFC

  • Lớp bề mặt melamine bền cùng khả năng chống trầy xước tốt
  • Thi công đơn giản tiết kiệm chi phí sản xuất nên có giá thành rẻ
  • Màu sắc đa dạng, đồng nhất do được sản xuất bằng kỹ thuật tiên tiến
  • Thời gian thi công nhanh thích hợp cho những dự án gấp

Nhược điểm

Tuy nhiên MFC thường có khả năng chống ẩm thấp. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra tình trạng nở gây cong vênh, độ bền không cao.

>>> Tham khảo thêm những mẫu bàn họp gỗ công nghiệp tại: Bàn họp Hoà Phát 

Gỗ MDF

MDF là tên viết tắt của cụm từ Medium Density Fibreboard. Chúng còn được gọi là gỗ ván sợi mật độ trung bình.Thành phần trong các loại gỗ công nghiệp MDF là các sợi gỗ trộn với nhựa và sáp được ép thành những tấm phẳng dưới nhiệt độ và áp suất cao. MDF có hai loại đặc trưng: MDF thường và MDF chống ẩm.

Gỗ MDF chống ẩm
Gỗ MDF chống ẩm

Ưu điểm nổi bật của loại gỗ công nghiệp MDF

  • Bề mặt phẳng mịn, dễ dàng sơn hay dán những chất liệu khác nhau như: Veneer, Laminate, Melamine,…
  • Hạn chế tình trạng cong vênh hay mối mọt
  • Giá thành rẻ hơn nhưng lại có vẻ đẹp tương tự như mẫu bàn văn phòng gỗ tự nhiên
  • Dễ gia công, sản xuất

 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì chúng cũng tồn tại vài nhược điểm như:

  • Trọng lượng nặng do mật độ gỗ dày. Điều này gây khó khăn cho quá trình vận chuyển
  • Chống nước kém, thiếu sự dẻo dai, độ uốn deo
  • Độ dày hạn chế, muốn dày hơn phải ghép tấm
  • Không khắc hình hoa văn phức tạp được
  • Tuổi thọ không cao

Gỗ HDF

Gỗ HDF có tên tiếng anh là High Density Fiberboard. Tương tự với MDF, chúng  được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Tuy nhiên, các loại gỗ công nghiệp từ HDF được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao hơn nên kết cấu gỗ bền, cứng hơn rất nhiều.

HDF có hai loại chính là: HDF siêu chống ẩm và gỗ black HDF siêu chống ẩm

Gỗ HDF siêu chống ẩm

Chúng có cấu tạo và chức năng giống như tấm HDF bình thường. Tuy nhiên, giống như tên gọi của nó tấm siêu chống ẩm có khả nắng chống nước tốt hơn. Chúng không bị ẩm mốc trong điều kiện thời tiết nồm ẩm.

Gỗ black HDF siêu chống ẩm 

Black HDF siêu chống ẩm có màu đen, chúng có cấu tạo giống như HDF siêu chống ẩm. Tuy nhiên, chúng được sản xuất với lực nén lớn hơn. Vì thế, loại gỗ này sẽ không dán nẹp cạnh như gỗ công nghiệp thông thường mà vẫn đảm bảo độ chắc chắn. Các loại loại gỗ công nghiệp HDF được phân biệt qua màu sắc.

Gỗ Black HDF siêu chống ẩm
Gỗ Black HDF siêu chống ẩm

Ưu điểm

  • Cách âm, cách nhiệt tốt
  • Khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của gỗ tự nhiên như: mối mọt, ẩm mốc, cong vệnh,…
  • Độ cứng cao, chịu được áp lực lớn
  • Bám ốc vít tốt, độ bền cao
  • Bề mặt gỗ nhẵn mịn
  • Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khoẻ. Bởi lẽ thành phần hơn 80% là gỗ tự nhiên.
  • Giải pháp lý tưởng cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời

 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì chúng cũng tồn tại vài nhược điểm như:

  • Giá thành cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác
  • Khó tạo hình khi sản xuất nội thất
  • Khó phân biệt với gỗ MDF khi nhìn bằng mắt thuờng

Các loại gỗ công nghiệp khác

 Gỗ Plywood

Gỗ dán Plywood là mẫu gỗ được tạo nên từ nhiều tấm gỗ mỏng. Chúng có cùng kích thước và được sếp chồng lên nhau, được liên kết chặt chẽ bằng keo chuyên dụng. Sau đó, được ép bằng máy ép thuỷ lực nên kết cấu khá chắc chắn.

Gỗ dán Plywood
Gỗ dán plywood

Gỗ Plywood được tạo nên từ gỗ tự nhiên lạng mỏng nên hạn chế được tình trạng co ngót, cong vênh, khả năng bám ốc vít tốt nên có độ bền cao. Ngoài ra, chúng còn có màu sắc da dạng, hoa văn phù hợp với nhiều không gian nội thất.

Bên cạnh những điểm cộng thì chúng cũng tồn tại những nhược điểm khác như:

  • Cần nhiều thời gian xử lý ván ép kỹ ván ép. Nếu không xử lý kỹ thì khả năng mối mọt hầu như không có, dễ hư hỏng
  • Giá thành cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh hay còn được gọi là gỗ ván ghép. Chúng được sản xuất từ gỗ tự nhiên rừng. Vì thế những sản phẩm nội thất từ gỗ này thì ngoại hình và chất lượng của nó tương tự như tấm gỗ đặc.

Gỗ ghép thanh cao su
Gỗ ghép thanh cao su

Gỗ ghép thành được dán Veneer có giá rẻ hơn so với gỗ tự nhiên dù rằng chúng được ghép từ gỗ tạp vụn. Qua quá trình xử lý, tẩm sấy tiêu chuẩn nên quá trình cong vênh hay mối mọt không xảy ra như gỗ tự nhiên. Chúng tồn tại vài nhược điểm có thể kể đến như tính đồng nhất về màu sắc, hệ vân do được ghép từ nhiều thanh gỗ khác nhau.

Tuỳ vào điều kiện kinh tế của mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân mà chúng ta hãy chọn mẫu nội thất phù hợp. Bài viết đã phân tích được những ưu nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp được dùng để sản xuất nội thất. Nếu bạn có nhu cầu mua nội thất văn phòng hay nội thất gia đình có thể tham khảo tại: Nội thất Hoà Phát

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *