Các dấu hiệu để phân biệt các loại bàn gỗ công nghiệp

Các dấu hiệu để phân biệt các loại bàn gỗ công nghiệp

Hiện nay, để bảo vệ tài nguyên rừng,các sản phẩm nội thất thường được ưu tiên sử dụng gỗ công nghiệp. Đặc biệt, chi phí và giá thành cũng rẻ hơn so với các loại gỗ tự nhiên khác. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại gỗ. Trong bài viết này, lafafami sẽ giúp bạn phân biệt các loại bàn gỗ công nghiệp đó.

Trên thị trường hiện này có 2 loại gỗ công nghiệp phổ biến là: MDF, HDF. Rất nhiều khách hàng không thể phân biệt được những loại gỗ này. Bài viết sau đây có thể sẽ giúp ích cho khách hàng.

Bàn gỗ công nghiệp MDF hay HDF đều được sử dụng phổ biến

MDF, MFC đều thuộc nhóm gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến trên thị trường. Mỗi loại gỗ sẽ có những đặc trưng riêng và sự khác biệt rõ rệ về độ bền, độ cứng và khả năng chống ẩm. Tùy vào mục đích sử dụng mà khách hàng hãy chọn cho mình chất liệu phù hợp.

Gỗ MDF phủ Melamine
Gỗ MDF phủ Melamine

Bàn gỗ công nghiệp MDF là gì?

Gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Đây là tên gọi chung cho ván ép bột sợi với tỷ lệ nén trung trung bình – medium density. Muốn phân biệt, người ta sẽ dựa vào thông số vật lý hay các thông số về độ dày, cách xử lý bề mặt của tấm ván.

Bàn trưởng phòng ET1600F gỗ MDF
Bàn trưởng phòng ET1600F gỗ MDF

Loại gỗ này được làm bằng các vật liệu như bột gỗ, chất kết dính,  một số hợp chất như Parafin, chất làm cứng hoặc chất bảo vệ gỗ chống mối mọt…

Quy trình sản xuất gỗ MDF thường có 2 dạng:

  • Sản xuất theo quy trình khô
  • Sản xuất theo quy trình ướt

Mỗi dạng sẽ có ưu nhược điểm riêng. Tùy vào việc đầu tư máy móc và công nghệ mà các nhà sản xuất sẽ lựa chọn quy trình phù hợp.

Bàn làm việc gỗ MDF sẽ có nhiều loại khác nhau, MDF sơn PU, đây là loại bàn làm việc chịu nước, bản chất là MDF trơn trộn thêm keo. Ưu điểm có khả năng chịu được nước và tiếp xúc với độ ẩm cao. Ngoài ra, còn một loại khác là MDF Veneer. Đây được xem là nguyên liệu sử dụng phổ biến trong thế giới nội thất. MDF Veneer được hiểu như là tấm MDF được dán thêm một lớp vân gỗ có thể là xoan đào hoặc sồi…Với chất liệu này thì có ưu điểm gọn nhẹ, mẫu mã đa dạng và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, độ bền không cao.

Bàn gỗ HDF là gì?

Bên cạnh MDF thì bàn gỗ HDF cũng khá phổ biến trên thị trường. Ván HDF hay viết tắt của từ height density fiberboard. Bàn gỗ HDF được xử lý kĩ càng và có tỉ lệ phần trăm gỗ cao hơn MDF. Ưu điểm có tính chống thấm cao hơn MDF, cường độ chịu tải vượt trội hơn so với những loại gỗ khác.

Ván ép HDF
Ván ép HDF

HDF còn sở hữu rất nhiều ưu điểm như cường độ mài mòn rất thấp vì được phù các hóa chất như Nhôm Oxit nên HDF rất cứng. Ngoài ra, HDF chống bám bẩn cao, dễ lau chùi, rất khó trầy xước, giữ màu cao, chống cháy tốt. Vì thế mà chúng thường được sử dụng để làm sàn nhà.

Dấu hiệu nhận biết bàn gỗ MDF và HDF bằng mắt thường

            Dấu hiệu nhận biết gỗ MDF        Dấu hiệu nhận biết gỗ HDF

 + Khi gỗ MDF được cắt lát, mặt gỗ mịn rất đều màu. Tuy nhiên khi sờ hơi thô và ráp.

+ Màu sắc đa dạng nhưng thường là các tông màu sẫm, tối.

+ Khả năng cách âm, cách nhiệt không tốt.

+ Khả năng chống ẩm tương đối nhưng chống nước kém.

+ Trọng lượng nhẹ hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác như gỗ HDF và gỗ MFC

+ Đường vân gỗ rộng và thật hơn so với gỗ công nghiệp HDF

+ Gỗ HDF có quy trình xử lý kĩ càng hơn và được mài nhẵn nên bề mặt gỗ cắt mịn hơn

+ Màu sắc sáng và tươi hơn. Bảng màu đa dạng phong phú khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn.

Bài viết đã nêu ra những dấu hiệu nhận biết các loại bàn gỗ công nghiệp bằng mắt thường. Tùy vào mục đích sử dụng và sở thích mà khách hàng hãy chọn cho mình mẫu bàn gỗ công nghiệp phù hợp với mình.

>>> Tham khảo: 9 bí quyết trang trí bàn làm việc ấn tượng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *